Sign In

Tọa đàm khoa học: Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa, nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước

  22:08 28/03/2025
Chiều 25/3/2025, Học viện Chính trị khu vực I tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa, nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước”.

Toàn cảnh Tọa đàm

Tọa đàm là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia: “Nghiên cứu phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương phục vụ phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới”. Mã số: KX03.01/21-30, do TS Ngô Ánh Hồng làm chủ nhiệm và Học viện Chính trị khu vực I là cơ quan chủ trì.

PGS,TS Nguyễn Ngọc Toàn, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I phát biểu tại Tọa đàm

Dự tọa đàm, về phía Học viện Chính trị khu vực I có: PGS,TS Nguyễn Ngọc Toàn, Phó Giám đốc Học viện; các nhà khoa học, lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể giảng viên tại Học viện.

Về phía đại biểu quốc tế có: PGS,TS Jo Caust, Khoa Văn hóa và Truyền thông, Đại học Melbourne; GS Vương Vân Cường,Trưởng khoa Dân tộc và Văn hóa, Học viện Hành Chính Vân Nam, Trung Quốc; TS. Nishino Noriko, Quỹ bảo tồn Di sản văn hóa dưới lòng đất Đông Nam Á.

Về phía đại biểu trong nước có: PGS,TS Đinh Thị Vân Chi, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; TS Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch Hội đồng, Viện phó Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; Ông Vũ Duy An, Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc đối ngoại, chiến lược, Tập đoàn Bảo Sơn; TS Vũ Thúy Hiền, Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa xã hội, Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Hà Nội; ThS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Ông Trần Thái Dương, Cựu sinh viên Đại học RMIT Hà Nội.

TS Ngô Ánh Hồng, Chủ nhiệm đề tài trình bày Báo cáo đề dẫn Tọa đàm

Trình bày Báo báo đề dẫn Tọa đàm, TS Ngô Ánh Hồng cho biết: Việt Nam là một đất nước mang đặc trưng nông nghiệp, nông dân và nông thôn với tiềm năng đa dạng các sản vật mang đậm bản sắc mùng miền. Đồng thời với bề dày lịch sử văn hóa đa dạng tộc người sở hữu nhiều di sản văn hóa đặc sắc như kho tàng gần 9.000 lễ hội đang là những lợi thế cạnh tranh mà không phải quốc gia nào cũng có được. Với truyền thống văn hóa và sự tích lũy kỹ năng của người sản xuất kết hợp với điều kiện đặc thù về tự nhiên của vùng lãnh thổ đã hình thành nên các sản phẩm nổi tiếng với chất lượng đặc trưng của mỗi địa phương. Do đó, vấn đề sử dụng vốn văn hóa nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá du lịch, xúc tiến thương mại cho đặc sản địa phương, tạo nguồn sinh kế ổn định lâu dài cho người dân, góp phần phát triển bền vững luôn là nội dung được các tỉnh, thành đặc biệt quan tâm.

Để phát huy hiệu quả vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật trong xây dựng thương hiệu địa phương, phục vụ phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới, đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu, học hỏi mô hình hay, cách làm hiệu quả từ các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Với ý nghĩa trên, tại buổi Tọa đàm, các nhà khoa học đã trình bày các tham luận, trao đổi, phân tích, đánh giá kinh nghiệm của một số nước châu Mỹ (Mỹ, Brasil), châu Âu (Anh, Pháp, Liên Bang Nga) và một số nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước. Từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam.

TS Đinh Thị Vân Chi,Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trình bày tham luận về “Kinh nghiệm của Liên Bang Nga về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam"”

PGS,TS Jo Caust, Khoa Văn hóa và Truyền thông, Đại học Melbourne trình bày tham luận về “Kinh nghiệm của Australia trong việc thúc đẩy vai trò của các lễ hội văn hóa nghệ thuật trong các bối cảnh khác nhau, góp phần vào sự phát triển văn hóa bền vững của đất nước - Bài học cho Việt Nam” 

TS Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch Hội đồng, Viện phó Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh trình bày tham luận về "Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Brasil về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam"

GS Vương Vân Cường, Trưởng khoa Dân tộc và Văn hóa, Học viện Hành Chính Vân Nam, Trung Quốc trình bày tham luận về “Thực trạng phát triển văn hóa gắn với du lịch cấp huyện ở Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam”

TS. Nishino Noriko, Quỹ bảo tồn Di sản văn hóa dưới lòng đất Đông Nam Á  trình bày tham luận về "Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát huy vai trò của các sự kiện văn hoá nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu Trà đạo, góp phần phát triển bền vững đất nước - Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”

Ông Vũ Duy An, Phó Tổng Giám đốc - Giám đốc đối ngoại, chiến lược, Tập đoàn Bảo Sơn trao đổi tại Tọa đàm

ThS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam trao đổi tại Tọa đàm

TS Giang Thị Huyền, Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị khu vực I phát biểu tại Tọa đàm

PGS,TS Nguyễn Văn Lượng, Khoa Lãnh đạo học và Hành chính công phát biểu tại Tọa đàm

Trên cơ sở các tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm, PGS,TS Nguyễn Ngọc Toàn đã tổng kết và tóm tắt một số nội dung theo chủ đề Tọa đàm. Đồng chí đề nghị Ban Chủ nhiệm, Ban Thư ký đề tài lĩnh hội đầy đủ các ý kiến phát biểu, nghiên cứu sâu sắc các trao đổi tham luận, đồng thời tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mang tính gợi mở mà các nhà khoa học đã trao đổi. Đồng chí kỳ vọng, từ kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh, điều kiện trong nước, Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp tục có những nghiên cứu, đề xuất chính sách, tạo ra những đột phá về thể chế trong quản lý phát triển nói chung và trong lĩnh vực văn hóa và tổ chức, phát huy vai trò của lễ hội nói riêng.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tag:

Trung tâm Thông tin khoa học

Alternate Text

  • Địa chỉ: Số 15, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • Email: ttdt.hvct1@gmail.com

  • Liên hệ: 024.38543970