
PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện chủ trì Hội nghị
Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận nhằm đánh giá những kết quả đạt được, phân tích nguyên nhân những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp, điều chỉnh phù hợp để phát triển đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Học viện Chính trị khu vực I.

TS. Vũ Văn Hậu, Phó Giám đốc Học viện phát biểu

TS. Vũ Trường Giang, Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo phát biểu

TS. Giang Thị Huyền, Trưởng khoa Văn hóa và phát triển phát biểu

TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Xây dựng Đảng phát biểu

TS. Lê Thúy Hằng, Phó trưởng khoa Xã hội học và phát triển phát biểu
Tại Hội nghị, các ý kiến đánh giá đều thống nhất cho rằng hoạt động đào tạo trực tuyến tại Học viện trong năm 2021 đã chủ động, linh hoạt và đi vào nề nếp. Bên cạnh đó, các thành viên dự họp đã tham góp nhiều giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập trực tuyến tại Học viện. Trong đó, các giải pháp chủ yếu tập trung vào những nhiệm vụ như: tiếp tục tăng cường giám sát quá trình đào tạo; thiết kế bài giảng theo quy định đào tạo trực tuyến; tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế; chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nâng cao chất lượng bài giảng, đề cương, câu hỏi cốt lõi đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Về xây dựng cơ chế tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, các ý kiến đều thống nhất cho rằng mỗi giảng viên cần tự tích lũy kiến thức, năng cao năng lực chuyên môn thông qua nâng cao chất lượng gia tăng bài giảng; nêu cao vai trò đào tạo giảng viên của đồng chí Trưởng khoa; tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phải đảm bảo mục tiêu cơ bản chuẩn đầu ra, câu hỏi cốt lõi, đề cương bài giảng; tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ tham gia có nhiều cơ hội giảng dạy các lớp bồi dưỡng tại địa phương.
Trong phát triển chương trình bồi dưỡng, mở rộng nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách đối với địa phương, các ý kiến đánh giá cho rằng: Trong năm 2021, Học viện đã có hướng đi mới trong tổ chức các lớp bồi dưỡng tại địa phương, để tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, Học viện cần tập trung tăng cường kết nối với địa phương; xây dựng khung chương trình đào tạo trên cơ sở khảo sát nhu cầu của địa phương; chú trọng khâu tổ chức thực hiện; đảm bảo quyền lợi hai bên trong quá trình tổ chức thực hiện; phân chia nguồn lực nghiên cứu khoa học hợp lý, mở rộng nghiên cứu để khẳng định vị thế Học viện.
Trên cơ sở những đánh giá, góp ý tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Thanh nhấn mạnh: Để triển khai tốt hoạt động đào tạo trực tuyến, các khoa môn cần bám sát giáo trình giảng dạy, đảm bảo mục tiêu đề cương, câu hỏi cốt lõi, tăng cường công tác quản lý học viên. Thêm vào đó, để xây dựng cơ chế tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, Đồng chí mong muốn đội ngũ giảng viên sẽ tích cực tham góp ý kiến vào quá trình thảo luận, góp ý vào các văn bản, quy định, quy chế, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất kịp thời để Ban Giám đốc điều chỉnh cho phù hợp. Đối với hoạt động phát triển chương trình bồi dưỡng, khuyến khích các đơn vị tham gia đăng ký danh mục, chương trình nghiên cứu khoa học năm 2022 triển khai tại địa phương, bộ, ngành nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu tại Học viện.
Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu trên, các đơn vị giảng dạy cần mở rộng các chuyên đề, xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu và đặc thù của từng địa phương, tăng cường phối hợp với địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tham gia phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy gắn lý luận với thực tiễn. Bên cạnh đó, lãnh đạo các khoa chuyên môn, đơn vị chức năng cần tham mưu về việc quy đổi giờ chuẩn cho các hoạt động của giảng viên, xây dựng cơ chế đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia đối với các lớp đào tạo bồi dưỡng, đồng thời các khoa chuyên môn cần chủ động xây dựng nội dung giới thiệu sách, viết tài liệu phục vụ giảng dạy đảm bảo tiêu chí đã đề ra.