NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC “HỢP TÁC CÔNG TƯ Ở

VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ

 HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

 

Ngày 16/11/2015, tại Học viện Chính trị khu vực I đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện Kinh tế thị trường và Hội nhập quốc tế”.

 

n đề tài: “Hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện Kinh tế thị trường và Hội nhập quốc tế”.

 

Mã số: KX.02.11/11-15

 

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Ngô Ngọc Thắng - Nguyên Quyền Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I

 

Thư ký đề tài: PGS. TS Hoàng Văn Hoan - Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I

 

Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Chính trị khu vực I

 

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Học viện Chính trị khu vực I

 

 

Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài

 

Hội đồng nghiệm thu gồm 09 thành viên: PGS. TS Trần Hậu, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng, PGS. TS Nguyễn Viết Thông, Hội đồng Lý luận Trung ương - Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên phản biện, thư ký Hội đồng và các ủy viên theo Quyết định số 2922/QĐ-BKHCN ngày 21/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

 

PGS.TS Hoàng Văn Hoan, đại diện nhóm nghiên cứu đã báo cáo tóm tắt kết quả đạt được

 

Dựa trên báo cáo tóm tắt và các sản phẩm của đề tài, Hội đồng nghiệm thu đã có những nhận xét, phản biện, góp ý chỉnh sửa và thống nhất thông qua các kết quả đạt được của đề tài.

 

1.  Mục tiêu của đề tài

 

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của hợp tác công tư ở nước ta trong điều kiện Kinh tế thị trường và Hội nhập quốc tế; xây dựng khung lý thuyết cơ bản về hợp tác công tư ở Việt Nam.

 

- Nhận diện các đặc điểm hợp tác công tư nói chung và hợp tác công tư trong quản lý và phát triển xã hội nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua; Dự báo các khả năng hợp tác công tư trong quản lý và phát triển xã hội ở Việt Nam thời gian tới.

 

- Xây dựng mô hình hợp tác công tư trong từng phân hệ - lĩnh vực quản lý phát triển xã hội; Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hợp tác công tư trong thời gian tới.

 

2. Nội dung chính

 

Phần 1: Cơ sở lý luận của hợp tác công tư trong quản lý và phát triển xã hội ở Việt Nam.

 

Phần 2: Kinh nghiệm của một số nước, tổ chức quốc tế, hợp tác công tư trong quản lý và phát triển xã hội.

 

Phần 3: Thực trạng hợp tác công tư trong quản lý và phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

 

Phần 4: Quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy có hiệu quả hợp tác công tư trong quản lý và phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020.